Những thức quà đặc sản ngon lành ở Khánh Sơn du khách không thể bỏ lỡ

(CBGR) - Tue,24/05/2022 | 14:57 (GTM + 7)

Khánh Sơn không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp của núi rừng hùng vĩ và văn hóa lịch sử lâu đời, mà nơi đây còn được biết đến với những đặc sản mà du khách không nên bỏ qua nếu có dịp ghé thăm.

(CBGR) - Tue,24/05/2022 | 14:57 (GTM + 7)

Huyện Khánh Sơn nằm ở đâu tỉnh Khánh Hòa?

Khánh Sơn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Khánh Hòa, ngăn cách với đồng bằng bởi đèo Khánh Sơn, cao đến 600m so với mực nước biển, ở ranh giới xã Cam Phước Tây (Cam Lâm) và xã Ba Cụm Bắc (Khánh Sơn).

Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Lâm Đồng và Duyên hải miền Trung nên Khánh Sơn có nét pha trộn giữa văn hóa miền núi cao nguyên của Tây Nguyên và miền đồng bằng ven biển của Việt Nam. Khí hậu ở Khánh Sơn đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, ôn hòa và mát mẻ nên Khánh Sơn cũng được ví như "Đà Lạt thứ 2".

Huyện Khánh Sơn có những đặc sản gì?

Măng cụt Khánh Sơn

Măng cụt Khánh Sơn

Trái cây Khánh Sơn

Khí hậu mát mẻ quanh năm là điều kiện thuận lợi để Khánh Sơn phát triển các loại cây ăn quả có hương vị thơm ngon đặc biệt mà ít nơi nào sánh được.

Hiện nay, Khánh Sơn đã trở thành vùng cây ăn quả lớn nhất Nam Trung Bộ, với tổng diện tích lên đến hơn 2.700ha với các loại quả như: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít nghệ, bưởi da xanh, mía tím, chuối... Toàn huyện đang có hơn 1.500ha sầu riêng, hơn 330ha bưởi da xanh, gần 70ha chôm chôm và hơn 450ha các loại cây ăn quả khác như: Măng cụt, mít nghệ, cam, quýt đường, bơ booth…

Sầu riêng cơm vàng hạt lép Khánh Sơn

Sầu riêng cơm vàng hạt lép Khánh Sơn

Trong các loại quả trên, đặc biệt có sầu riêng cơm vàng hạt lép Khánh Sơn thơm ngon trứ danh. Đây là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của Khánh Hòa được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu (tháng 3/2011). Thời gian điểm có sầu riêng Khánh Sơn và các loại cây ăn trái khác là từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch.

Măng le rừng Khánh Sơn

Măng le rừng Khánh Sơn

Măng le rừng Khánh Sơn

Ngoài trái cây, măng le rừng cũng là đặc sản của Khánh Sơn. Có rất nhiều loại măng rừng, nhưng ngon nhất vẫn măng le. Măng le đặc ruột, vị ngọt bùi, không đắng, cũng không chát. Le mọc thành từng bụi, mọc ven sông, ven suối, có khi mọc thành từng láng rộng. Măng le được lấy từ phần thân, ngọn của cây măng, cắt lát phơi khô.

Còn một điểm khác biệt nữa là măng rất non, hầu như mua về mọi người chỉ cần ngâm và chế biến các món chứ không phải cắt bỏ phần già nên không hề bị hao măng như các loại khác. Chính vì măng non và phơi khô tự nhiên nên măng chỉ cần ngâm 1 đêm thôi (tốt nhất là ngâm với nước vo gạo và thay nước vài lần, đến khi nấu rửa lại, luộc lại măng rất mềm và thơm ngon trước khi chế biến).

Thời gian điểm có măng le rừng Khánh Sơn (măng khô): Từ tháng 10 dương lịch đến tháng 2 năm sau.

Tiêu xanh Khánh Sơn

Tiêu xanh Khánh Sơn

Tiêu xanh Khánh Sơn

Hạt tiêu xanh tươi nguyên, được hái từ cây tiêu khi còn xanh, hạt bên trong chưa cứng, có vị cay nhẹ, mùi thơm rất riêng và đặc trưng. Người ta hay ăn trực tiếp, hoặc nướng hạt tiêu xanh nguyên quả, nguyên chùm thành món ăn rất ngon miệng.Tiêu xanh Khánh Sơn để nguyên cành, xử lý sạch rồi ngâm với dấm gạo hoặc ngâm mắm tỏi ớt. Sự kết hợp giữa tiêu xanh, tỏi, ớt rừng hoặc ớt chỉ thiên đỏ đã đủ kích thích vị giác rồi.

Tiêu xanh cay nhẹ nhàng, chứa nhiều vitamin C và canxi giúp khử mùi tanh và dễ tiêu hóa. Tiêu xanh có thể dùng ăn kèm với bún, phở, cháo lòng hoặc chế biến các món như: Bao tử hầm tiêu xanh, bò hầm tiêu xanh, thịt kho tiêu xanh, cá hồi kho tiêu xanh..

Bánh chuối dừa nướng Khánh Sơn

Bánh chuối dừa nướng là món bánh dân dã nhưng đầy hấp dẫn, với 100% từ nguyên liệu tự nhiên, là chuối chín Khánh Sơn, dừa bào và bánh tráng.

Chuối chín được xay nhuyễn mịn, trộn với dừa non được bào nhỏ, rồi cho trải một lớp dày và đều lên lớp bánh tráng mỏng, sau đó đem phơi khô. Vị ngọt của chuối, bùi bùi của dừa kết hợp với độ giòn của bánh tráng hòa quyện vào nhau, ăn hoài không chán.

Rau rịa Khánh Sơn

Rau rịa Khánh Sơn

Rau rịa Khánh Sơn

Một loại rau rừng được người Raglai nấu thành nhiều món khác nhau trong bữa cơm hàng ngày hay lễ hội truyền thống là rau rịa. Đây là một loài cây nhỏ, cao 2-3m, là cây ưa bóng hay nơi có ít ánh sáng, mọc rải rác hay thành từng đám ở dưới tán cây.

Rau rịa khi còn non, mỏng và mềm, màu lục nhạt, dùng nấu canh ăn rất ngon. Hạt rang lên ăn bùi như đậu phộng. Đây vừa là một loại rau rừng đặc sản được nhiều người ưa thích, vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa một số bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng, lợi tiểu.

Rau rịa vốn dĩ được ưa chuộng vì vị ngon, lại mọc ở tự nhiên nên rất đảm bảo. Vào mùa mưa, rau rịa mọc rất nhiều trên rẫy, ăn không kịp nên người dân thường hái ra chợ để bán. Thế nhưng vào mùa khô, rau ít, thỉnh thoảng mới có nên người dân chỉ để lại nhà dùng.

(Tổng hợp)

Phật Giáo

tin khác

Hàng ngàn tour ưu đãi 'siêu khủng' kích cầu du lịch dịp Tết

Hàng ngàn tour ưu đãi "siêu khủng" kích cầu du lịch dịp Tết

Tin tức | 1 ngày trước

Để đón đầu mùa du lịch cuối năm, nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh đã tung ra thị trường đa dạng các sản phẩm tour tuyến mới lạ, các chương trình kích cầu tiêu dùng bằng cách làm mới sản phẩm tour tuyến nội địa, nhằm thu hút du khách.

Nhiều tour ưu đãi được 'thiết kế' phục vụ xu hướng du lịch đa thế hệ

Nhiều tour ưu đãi được "thiết kế" phục vụ xu hướng du lịch đa thế hệ

Tin tức | 1 ngày trước

Kết quả khảo sát của các doanh nghiệp du lịch - lữ hành tại TP HCM cho thấy xu hướng du lịch đa thế hệ đang ngày càng phổ biến. Nhiều gia đình lựa chọn hình thức du lịch này để tận hưởng thời gian sum họp, gắn kết tình thân và tạo thêm những kỷ niệm đáng nhớ trong không gian mới lạ.

 Du khách Việt đã đổi gu du lịch hậu COVID-19

 Du khách Việt đã đổi gu du lịch hậu COVID-19

Tin tức | 1 ngày trước

Gần đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, gu du lịch của du khách Việt Nam đã có những chuyển biến đáng chú ý. Xu hướng nổi bật là du khách ngày càng quan tâm đến trải nghiệm và sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho các chuyến đi để nâng cao đời sống tinh thần.