Ghé thăm huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa: Điểm đến du lịch hấp dẫn được ví như "Đà Lạt thứ hai"
Vài năm trở lại đây, huyện Khánh Sơn tại Khánh Hòa dần trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách, với thiên nhiên non sông hùng vĩ, thơ mộng.
Huyện Khánh Sơn ở đâu?
Khánh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Khánh Hòa, đang dần trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn. Huyện Khánh Sơn có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tô Hạp (huyện lỵ nằm cách TP. Cam Ranh 25 km) và 7 xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Sơn Trung, Thành Sơn.
Khánh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Khánh HòaHuyện Khánh Sơn có tổng diện tích là 33.802 ha, dân số năm 2015 rơi vào khoảng 23.388 người. Người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 94% diện tích tự nhiên.
Nơi đây là là địa bàn cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Raglai, tạo nên nền văn hóa bản địa đặc sắc. Trước kia, người Raglai chủ yếu sống dựa vào hoạt động nông nghiệp phát nương, làm rẫy. Giờ đây, bà con dân tộc thiểu số có cuộc sống ổn định, có tập quán trồng cây lúa nước kết hợp trồng nhựa thông, trồng chè và cà phê.
Khí hậu Khánh Sơn khá ôn hòa và mát mẻ, nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển. Đó là lý do nơi này được ví như "Đà Lạt thứ hai" nơi xứ trầm đảo yến. Thị trấn Tô Hạp có nhiều nét đặc trưng riêng của người rẻo cao, phố nằm trong thung lũng, thung lũng lồng vào nương rẫy,...
Gần như mùa nào cũng vậy, thị trấn được bao phủ bửi lớp sương mù dày đặc huyền ảo. Do đó, thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Khánh Sơn, Khánh Hòa là từ tháng 12 đến tháng 6 hàng năm. Nếu có dịp ghé thăm, du khách nhất định nên nếm thử đặc sản Khánh Sơn là sầu riêng hạt lép, chôm chôm nhãn, mía tím...
Những điểm đến du lịch nổi tiếng của huyện Khánh Sơn
Hiện nay, huyện Khánh Sơn đã và đang triển khai du lịch địa phương gắn các giá trị văn hóa truyền thống và thiên nhiên. Du khách có dịp ghé thăm huyện núi này, nhất định nên tới những địa điểm sau
Thác Tà Gụ
Thác Tà Gụ thuộc xã Sơn Hiệp được ví như "nàng thơ ngàn tuổi" nằm giữa núi rừng thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Thác Tà Gụ nằm trên dòng chảy của suối Tà Gụ, cao khoảng 40m, dựng đứng bên vách đá như ngà voi.
Du khách cần lưu ý, đường chinh phục thác Tà Gụ khá gập ghềnh, hiểm trở do phải men theo những dốc đá, bám vào các rễ cây để lên đỉnh thác. Tuy nhiên, chỉ cần chứng kiến thác nước tựa mái tóc dài e ấp thơ mộng, du khách sẽ cảm thấy đây là một trải nghiệm thú vị.
Đổ đèo Khánh Sơn
Với những tín đồ mê phượt, chắc chắn họ không thể bỏ qua trải nghiệm khám phá đèo Khánh Sơn. Cảnh sắc bên đèo thay đổi theo hai mùa, để lại dấu ấn khó quên. Vào mùa mưa, du khách sẽ được ngắm nhìn sắc xanh của mây trời, cỏ cây; đến mùa nắng, cây cỏ rực rỡ tươi màu, tựa như một wbsc bích họa mê hồn. Nếu có cơ hội, hãy "đổ đèo" vào lúc sáng sớm để đón những tia nắng ban mai.
Đàn đá Khánh Sơn
Đàn đá Khánh Sơn là một bảo vật cổ xưa, là hồn cốt của người Raglai suốt bao năm qua. được biết, hồi năm 1947, gia đình ông Bo Bo Ren tình cờ phát hiện và cất giữ 12 thanh đá với kích thước, hình dáng khác lạ ở vùng rừng Dốc Gạo. Những thanh đá có dấu vết bàn tay người ghè đẽo, khi gõ tạo thêm những thanh âm trong và đanh như tiếng sắt, tiếng đồng.
Năm 1979, những thông tin về đàn đá Khánh Sơn chính thức được công bố rộng rãi ở trong và ngoài nước. Giờ đây, đàn đá Khánh Sơn đã trở thành niềm tự hào, nét đẹp văn hóa, tâm hồn của người Raglai. Ngoài bộ đàn đá 12 thanh này, gia đình ông Bo Bo Ren còn có 1 bộ đàn đá nước 9 thanh, nhưng rất tiếc bộ đàn đá này đã bị phá hủy do bom Mỹ.
Có những cách nào để đi tới huyện Khánh Sơn - Khánh Hòa?
- Nếu xuất phát điểm là ở Nha Trang: Du khách có thể đi theo Nguyễn Tất Thành/ĐT657I, Đinh Tiên Hoàng, Lập Định - Suối Môn và ĐT656 đến Lạc Long Quân tại Ba Cụm Bắc. Sau đó, đi theo đường Nguyễn Du, tới đoạn xã Sơn Hiệp thì rẽ phải. Thời gian đi khoảng 2h30 phút, khoảng cách là 70-80km.
- Nếu xuất phát điểm là ở Cam Ranh: Du khách có thể đi ngược tỉnh lộ 9 từ TP. Cam Ranh về huyện Khánh Sơn. Đoạn đường từ Cam Ranh lên Khánh Sơn chỉ khoảng chừng 40km, nhưng trong đó có hơn hơn 10km là đường đèo. Ngoài ra, ta có thể đi về hướng Đông Bắc lên Hùng Vương/QL1A về phía Hùng Vương/QL1A, dọc theo đường Nguyễn Công Trứ tới ĐT656 tại Cam An Bắc. Sau đó, rẽ phải tại DNTN Vận Tải Hồng Hải vào ĐT656, đi theo đường Nguyễn Du sau đó hỏi người dân để được chỉ tới huyện Khánh Sơn.
Tổng hợp
tin khác
Hàng ngàn tour ưu đãi "siêu khủng" kích cầu du lịch dịp Tết
Tin tức | 1 tháng trước
Để đón đầu mùa du lịch cuối năm, nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh đã tung ra thị trường đa dạng các sản phẩm tour tuyến mới lạ, các chương trình kích cầu tiêu dùng bằng cách làm mới sản phẩm tour tuyến nội địa, nhằm thu hút du khách.
Nhiều tour ưu đãi được "thiết kế" phục vụ xu hướng du lịch đa thế hệ
Tin tức | 1 tháng trước
Kết quả khảo sát của các doanh nghiệp du lịch - lữ hành tại TP HCM cho thấy xu hướng du lịch đa thế hệ đang ngày càng phổ biến. Nhiều gia đình lựa chọn hình thức du lịch này để tận hưởng thời gian sum họp, gắn kết tình thân và tạo thêm những kỷ niệm đáng nhớ trong không gian mới lạ.
Du khách Việt đã đổi gu du lịch hậu COVID-19
Tin tức | 1 tháng trước
Gần đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, gu du lịch của du khách Việt Nam đã có những chuyển biến đáng chú ý. Xu hướng nổi bật là du khách ngày càng quan tâm đến trải nghiệm và sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho các chuyến đi để nâng cao đời sống tinh thần.